Giới thiệu chung về kỳ thi PTE Academic

 

Pearson’s Test of English được viết tắt là PTE – là bài thi tiếng Anh trên máy tính, dùng để đánh giá 4 kỹ năng trong tiếng Anh: Nghe, Nói, Đọc, Viết của du học sinh hoặc những người có ý định định cư tại nước ngoài. Hiện tại, PTE bao gồm 3 kiểu bài thi:

  • PTE Young Learners (dành cho trẻ em tiểu học)
  • PTE General (PTE tổng hợp: dành cho học sinh trung học)
  • PTE Academic (PTE học thuật)

PTE Academic là gì?

Bài thi PTE Academic là tên viết tắt của Pearson Test of English Academic, một bài thi quốc tế nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh phục vụ cho mục đích học tập và định cư. Bài thi PTE Academic/PTE Academic UKVI được thực hiện và chấm điểm hoàn toàn trên máy vi tính.

Thông thường, bài thi PTE Academic phù hợp với những bạn có kế hoạch du học, định cư, làm việc tại những quốc gia nói tiếng Anh.

Cấu trúc của bài thi PTE Academic như thế nào?

PTE Academic và PTE Academic UKVI là bài thi HOÀN TOÀN trên máy vi tính có tổng thời gian làm bài khoảng 2 tiếng, bao gồm 3 phần nhỏ là thi Nói & Viết, Đọc, Nghe.

Thí sinh làm bài hoàn toàn trên máy vi tính, sử dụng tai nghe và microphone để đọc, nghe, viết và nói theo các câu hỏi được đưa ra.

1/ Phần thi Nói & Viết: đánh giá kỹ năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong môi trường tiếng Anh học thuật, đồng thời đánh giá khả năng Viết tiếng Anh học thuật thông qua cách thức sử dụng ngữ pháp và chính tả.

2/ Phần thi Đọc: đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản, bao gồm các câu hỏi đánh giá tích hợp nhiều kỹ năng và cả câu hỏi đọc hiểu đơn thuần.

3/ Phần thi Nghe: đánh giá khả năng Nghe & Đọc hiểu những đoạn thông tin cho sẵn. Các kỹ năng tích hợp cũng được kiểm tra và đánh giá trong phần này.

Cấu trúc bài thi PTE Academic bao gồm các phần:

  • Phần 1: Giới thiệu bản thân. Phần thi này không được tính điểm, không giới hạn thời gian và không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của bài kiểm tra.
  • Phần 2: Kiểm tra kỹ năng nói và viết. Thời gian từ 77 – 93 phút.
  • Phần 3: Kiểm tra kỹ năng đọc. Thời gian từ 32 – 41 phút.
  • Phần 4: Nghỉ giải lao 10 phút. Bạn có thể chọn nghỉ hoặc không.
  • Phần 5: Kiểm tra kỹ năng nghe. Thời gian 45 – 57 phút.

Cách tính điểm bài thi PTE Academic

Cả hai bài thi PTE Academic và PTE Academic UKVI được chấm 100% bằng máy tính, với điểm số theo thang điểm từ 10 – 90. Bảng điểm (Score report) thể hiện chi tiết điểm số của từng kỹ năng và tổng điểm của bài thi, nhằm đánh giá trình độ Tiếng Anh tổng thể cũng như trình độ tương ứng cho từng kỹ năng của thí sinh.

Kết quả thông thường sẽ có trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày dự thi và sẽ được thông báo qua email mà thí sinh sử dụng để đăng ký thi. Sau khi nhận được thông báo, bạn có thể xem điểm thi của mình trên tài khoản trực tuyến Pearson VUE mà bạn đã sử dụng để đăng ký dự thi.

Với tài khoản trực tuyến của mình, thí sinh có thể thực hiện các bước theo hướng dẫn để gửi kết quả thi đến các đơn vị, tổ chức theo nhu cầu của mình

Bảng quy đổi điểm PTE sang IELTS:

Bảng quy đổi điểm PTE sang TOEFL iBT:

Địa điểm và cách đăng ký dự thi PTE Academic

Trước khi đăng ký, người thi phải sẵn sàng cung cấp các thông tin như sau và phải đúng như trên giấy tờ tùy thân của mình như:

Tên

Email

Ngày sinh

Quốc tịch

Nơi sinh (thành phố và Quốc gia)

Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ

Với những người đăng ký thi ở nước ngoài thì phải đăng ký đúng với thông tin trên hộ chiếu đang mang theo.

Tại Việt Nam hiện nay chỉ có EMG EDUCATION là đơn vị duy nhất được ủy quyền tổ chức thi PTE Academic tại 2 cơ sở Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Lệ phí thi PTE được chia thành 2 loại:

Đăng ký trước ngày thi 48 tiếng: 165 USD ~ 3,880,000 VNĐ

Đăng ký trước ngày thi từ 24 – 47 tiếng: 206.25 USD

Nên Thi Chứng Chỉ IELTS Hay PTE Academic?

Khác với IELTS những Task trong từng kĩ năng sẽ được chấm điểm riêng biệt, ở PTE các bạn sẽ phải vận dụng nhiều kĩ năng để giải quyết một dạng bài tập. Vì vậy, điểm của một phần thi ở PTE sẽ được cộng vào các phần thi khác. Nói cách khác, khi bạn làm bài thi nói, điểm phần thi nói không chỉ dùng để chấm kĩ năng nói mà còn cả kĩ năng nghe. Tương tự, khi làm bài nghe, điểm thi phần này sẽ cộng cho cả kĩ năng viết.

Bài thi nói IELTS của thí sinh sẽ được giám khảo chấm. Vì thế đối với những người đã có trình độ phát âm khá, giọng nói tốt như người bản địa, lưu loát thì hai phần thi đều không có bất lợi gì nhiều. Nhưng đối với những bạn mà khả năng tiếng Anh còn kém thì bài thi PTE là sự lựa chọn hợp lý.

Một điều quan trọng nữa khi so sánh giữa PTE và IELTS, phần thi nói của PTE sẽ không chú trọng về độ chính xác nội dung trong quá trình nói mà máy tính sẽ đánh giá trọng tâm về khả năng nói trôi chảy, lưu loát của bạn. Trong khi với IELTS, bạn cần phải có một nội dung hoàn chỉnh, nếu không kiểm soát tốt bạn sẽ khó có khả năng được điểm cao. Do đó, xét một cách tổng quan thì  kỳ thi PTE có vẻ dễ hơn.

Hi vọng rằng với những chia sẻ của Global E-learn về chứng chỉ PTE Academic , các bạn học viên sẽ có thêm được nhiều thông tin về các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Ngoài việc tham gia các cuộc thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các bạn cũng có thể bổ sung kiến thức nền tảng tiếng Anh  để hoàn thiện các kỹ năng ngoại ngữ. Nếu như vẫn chưa tìm được lộ trình học tiếng Anh cho mình, thì hãy ghé ngay https://e-learn.com.vn/ để tham khảo khóa học online 1-1 nhé!