TOP những câu hỏi và câu trả lời PHỎNG VẤN bằng tiếng anh hạ gục nhà tuyển dụng
Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, kỹ năng phỏng vấn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng, đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Bởi lẽ, đây là yếu tố giúp chúng ta thể hiện những năng lực cũng như ưu điểm của bản thân, từ đó gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp đầu tiên.
Dù bạn là sinh viên sắp tốt nghiệp, vừa kiếm được công việc đầu tiên trong đời hay người đã đi làm nhiều năm, bạn vẫn sẽ có cảm giác hồi hộp với mỗi cuộc phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Nhưng không sao, Global E-learn sẽ giúp bạn lấy lại sự tin và chinh phục được nhà tuyển dụng thông qua Top những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Anh sau
- Can you introduce yourself?
Dù bạn phỏng vấn ở vị trí nào, câu hỏi này vẫn sẽ là câu xuất hiện ở các buổi phỏng vấn tuyển dụng bằng tiếng Anh. Để trả lời tốt và đúng trọng tâm câu hỏi quan trọng nãy, hãy nghiên cứu kỹ vị trí bạn ứng tuyển, tìm ra các yêu cầu về kỹ năng, năng lực nhà tuyển dụng cần ở vị trí này. Khi trả lời, bạn cần đưa ra ngắn gọn các thông tin cá nhân cơ bản, các phẩm chất, tính cách, kinh nghiệm làm việc của bản thân phù hợp đúng với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ như bạn muốn ứng tuyển vị trí Copywriter
Đừng nói: ” I come from Thai Binh Province and there are five people in my family”.
Hãy nói:I have been working as a content writer at a global agency for 2 years. My responsibilities were creating content for Facebook fanpage, Tiktok, PR articles, blogs… I have always been interested in writing and making creative assets, that’s why I choose to follow this career path.
- Why do you want this job?
Câu hỏi luôn có mặt trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng tiếng Anh này cho bạn cơ hội thể hiện sự hiểu biết của bạn về công việc bạn ứng tuyển cũng như những ưu điểm chứng tỏ bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí này. Hãy nhân cơ hội này cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm và mong muốn gắn bó của bạn, cũng như tiềm năng trong tương lai nếu bạn được chọn.
Ví dụ: Your company has such a positive impact on people’s lives and that’s something I want to be a part of. I want to make a difference. I have considerable experience in creative writing. I can easily adapt to changes and I am willing to learn. Besides, I have always wanted to work in the field of social media and spent so much time reading about this industry. With my knowledge and enthusiasm, I think I can do well in this position.
- Why did you leave your job?
Nếu bạn đang ứng tuyển vào công việc đầu tiên của mình, câu hỏi này chắc chắn không dành cho bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng đi làm, nhà tuyển dụng muốn biết vì sao bạn không muốn làm việc ở đó nữa. Hãy trả lời bằng cách thể hiện quan điểm muốn thay đổi do đạt tới mục tiêu trong tương lai của bạn hoặc do bạn tìm thấy điểm tương đồng, cơ hội ở vị trí mới, công ty mới một cách lạc quan và tích cực. Bạn cũng có thể nhân cơ hội này để bày tỏ lý do bạn.
Ví dụ
- I’m looking for new challenges. (Tôi đang tìm kiếm những cơ hội mới.)
- I feel I wasn’t able to show my talents. (Tôi đã không thể hiện được hết khả năng của bản thân mình.)
- I’m looking for a job that suits my qualifications. (Tôi đang tìm một công việc phù hợp với các khả năng của mình.)
- I’m looking for a job where I can grow with the company. (Tôi đang tìm một công việc mà tôi có thể phát triển cùng với sự phát triển của công ty.)
- What are your strength and weaknesses?
Đây là một câu hỏi quan trọng và cũng là cơ hội để bạn, một lần nữa nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc bạn có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Một lần nữa, hãy sử dụng bản mô tả công việc bạn ứng tuyển để tìm ra những năng lực nhà tuyển dụng mong chờ ở ứng viên.
Một số tính chất mà bạn có thể dùng để miêu tả bản thân bạn:
- To Be Punctual –To Be On Time (Đúng giờ)
I’m a punctual person. I always arrive work early and complete all my works on time. My previous job had a lot of deadlines and I always made sure to be adhered to all my jobs. (Tôi là một người đúng giờ. Tôi luôn đến làm việc sớm và hoàn thành mọi công việc đúng hạn. Công việc trước đây của tôi có rất nhiều thời hạn và tôi luôn đảm bảo tuân thủ tất cả các công việc của mình.)
- To Be A Team-Player –To Be A Team-Worker (Người làm việc nhóm)
I consider myself to be a team-player. I love to work with a team and I find that it’s much easier to achieve something when we work together and communicate well. (Tôi coi mình là người làm việc nhóm. Tôi thích làm việc với nhóm và tôi nhận ra rằng sẽ dễ dàng hơn để đạt được điều gì đó khi chúng tôi làm việc cùng nhau và giao tiếp tốt với nhau)
- To Be Ambitious –To Have Goals (Tham vọng)
I am ambitious. I have always set myself goals and let them motivate me to work hard. I have achieved some of my goals and now I am looking forward to improving myself and growing. (Tôi có tham vọng. Tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu và để chúng thúc đẩy tôi làm việc chăm chỉ. Tôi đã đạt được một số mục tiêu của mình và bây giờ tôi đang mong muốn cải thiện bản thân và phát triển)
- To Take Initiative –To Be Proactive (Chủ động)
When I work, I am always proactive. If I see something that needs doing, I don’t wait to be told, I just do it. I believe that to be get anywhere in life, you need this. (Khi tôi làm việc, tôi luôn chủ động. Nếu tôi thấy điều gì đó cần làm, tôi không chờ đến khi được yêu cầu, tôi chỉ cần làm điều đó. Tôi tin rằng để có được bất cứ nơi nào trong cuộc sống, bạn cần điều này.)
- To Keep Your Cool (Giữ bình tĩnh trong tất cả các tình huống)
I think it is really important to be able to stay calm. It can be really stressful, but one of my greatest qualities is that I can keep my cool and it is not easy for the pressure to get to me, and this helps me achieve all my goals and remain focused. (Tôi nghĩ rằng nó thực sự quan trọng để có thể giữ bình tĩnh. Có thể thực sự căng thẳng, nhưng một trong những phẩm chất lớn nhất của tôi là tôi có thể giữ bình tĩnh và áp lực không dễ dàng để đến với tôi, và điều này giúp tôi đạt được tất cả các mục tiêu của mình và vẫn tập trung.)
- What are your weakness?
Không ai hoàn hảo cả, và việc thừa nhận điểm yếu của mình sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt hơn. Nhà tuyển dụng luôn hiểu rằng mỗi người đều có điểm yếu của riêng mình, và điều họ đánh giá là bạn đối mặt với điểm yếu của bản thân như thế nào và bạn đánh giá thành thật về bản thân mình ra sao, vì vậy hãy biến những phẩm chất yếu hơn thành phẩm chất tích cực.
Ví dụ, điểm yếu của bạn là bạn dành quá nhiều thời gian cho các dự án khiến bạn làm việc chậm hơn. Biến điều đó thành tích cực bằng cách nói:
I was sometimes slower in completing my tasks compared to others because I really want to get things right.I always double or sometimes triple-checked everything.
(Tôi đôi khi hoàn thành công việc chậm hơn một số người vì tôi luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Tôi luôn kiểm tra lại hai hay ba lần tất cả mọi thứ)
- Do you work well under pressure?
Bằng cách này hay cách khác, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ quan tâm đến việc bạn có làm việc tốt khi phải sống chung với áp lực công việc không. Trong thời đại 4.0, không tồn tại những “việc nhẹ lương cao”, vì thế bạn cần thể hiện bạn đáng tin cậy, có ý thức, có khả năng quản lý thời gian của bản thân, có khả năng đương đầu với deadline mà không bị hoảng loạn hay bỏ trốn, có trách nhiệm.
Ví dụ:
During times of pressure, I try to prioritize and plan as much as I can. After I’m organized, I really just put my head down and work hard in a smart way. I don’t let the pressure affect me.
- What are your salary expectations?
Để trả lời tốt câu hỏi chắc chắn sẽ xuất hiện tại các buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh này, bạn cần chuẩn bị kỹ dựa trên sự nhận thức rõ ràng về bản thân. Bạn phải am hiểu về mức lương cụ thể mà công ty này sẽ đưa ra, mức lương trung bình trên thị trường cho vị trí này và mức lương bạn nghĩ bạn xứng đáng nhận được. Khi bạn trả lời tự tin, rõ ràng về một mức lương phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc của bạn, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có “self-awareness” tốt, biết người biết ta và tự tin.
Ví dụ:
My salary expectations are in line with my experience and qualifications. However, I do understand that positions similar to this one are paid in the range from ___ to ___. With my experience, skills, and certifications, I would expect to receive a range from __ to ___.
- Do you have any questions?
Đây là cách một người phỏng vấn thường sẽ kết thúc cuộc phỏng vấn. Không nhà tuyển dụng nào tìm kiếm những ứng viên thụ động, vì thế nếu bạn trả lời là không khi bạn có cơ hội hiểu biết thêm về công việc mình ứng tuyển, chắc chắn bạn sẽ bị mất điểm. Hãy tận dụng câu hỏi này để thể hiện bạn chủ động, cầu tiến, thực sự quan tâm đến công việc, công ty và hứng thú với vị trí bạn ứng tuyển. Bạn cũng có thể nhân đây để đưa ra một vài đề xuất, thắc mắc của bạn trong quá trình tìm hiểu về công ty, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nghiên cứu kỹ và hứa hẹn những sáng tạo, thay đổi, đóng góp giá trị nếu bạn được tuyển dụng.
Ví dụ:
Bạn có thể hỏi thêm về công việc bạn ứng tuyển để thể hiện sự ham học hỏi, cầu tiến
- What are the current projects this position or team are working on?
- What is the biggest challenge an individual in this position will face?
- What are the benefits of the employees? Do I have to work on the weekend?
- What are the KPI metrics for this position?
Bạn có thể hỏi về cơ hội thăng tiến, khả năng được đào tạo
- What are the prospects for growth in this job?
- What is the chance of getting promoted?Does the company offer in-house training to staff?
Vậy là bạn đã nắm được những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn đề chính phục nhà tuyển dụng rồi, nếu như bạn có nhiều băn khoăn về kỹ năng này, các thầy cô tại Global E-learn sẽ giải đáp cho bạn thông qua https://e-learn.com.vn/ nhé.
Chúc bạn thành công!